Lễ vật cúng Thần Tài và cách cúng sao cho chuẩn

Theo phong tục từ xa xưa, ngày mùng 10 hàng tháng mọi người lại nô nức mua sắm lễ vật để cúng Thần Tài . Tuy nhiên, lễ vật cúng Thần Tài bao gồm những gì và cách chuẩn bị ra sao cũng là điều mà còn có rất nhiều người thắc mắc. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé. 

Thần Tài và Thổ Địa là ai?

Ông Địa hay còn được gọi là của công là người cai quản đất đai ở nơi chúng ta sinh sống. Hình ảnh của ông Địa thường được miêu tả là một ông lão với chiếc bụng to, tay cầm 1 chiếc quạt với khuôn mặt lúc nào cũng vui vẻ, hiền từ và phúc hậu.

lễ vật cúng thần tàiThần Tài  là vị thần giúp trông coi và mang đến tiền tài hay những điều may mắn về kinh tế cho gia đình. Hình ảnh của tôi ông Thần Tài là một ông lão râu tóc bạc phơ tay cầm thỏi vàng với gương mặt phúc hậu, hiền lành.

Ở nước ta đặc biệt là miền nam Thần Tài thường được thờ chung với Thổ Địa, bàn thờ của Thần Tài không được đặt cao như bàn thờ tổ tiên mà được đặt thấp trong góc nhà. Lễ vật cúng Thần Tài hàng ngày cũng không cần quá cầu kỳ mà chỉ tùy tâm của gia chủ. 

Lễ vật cúng Thần Tài bao gồm những gì 

Ngày mùng 10 hàng tháng được xem là ngày vía Thần Tài đây là ngày mà rất nhiều người sẽ mua sắm lễ vật để cúng Thần Tài Thổ Địa. 

lễ vật cúng thần tàiVào ngày mùng 10 hàng tháng gia chủ có thể cúng bánh trái hoa quả hoặc chè xôi tùy tâm. Những đặc biệt với ngày mùng 10 tháng Giêng thì nhất thiết mâm lễ vật cúng Thần Tài phải có đầy đủ những món sau đây.

  • 5 loại trái cây, đặt phía bên trái bàn thờ, nhìn từ bên ngoài vào
  • 5 nén nhang/hương
  • 5 chén nước sạch
  • 2 cây nến hoặc có thể thay thế bằng đèn dầu
  • 1 bao thuốc lá, để 2 điều thò đầu ra khỏi bao một chút
  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối hột
  • 1 đĩa tiền lẻ đủ các mệnh giá
  • 1 đĩa bánh kẹo
  • 1 đĩa trầu cau
  • 1 đĩa xôi đậu xanh
  • 1 bình hoa, chọn mua hoa đồng tiền hoặc hoa cúc, đặt phía bên phải bàn thờ, nhìn từ ngoài vào trong.
  • 1 bộ giấy tiền vàng mã, có thể mua ở các tiệm bán đồ mã họ sẽ bán đầy đủ cho bạn.
  • 1 bộ tam sên bao gồm 1 miếng thịt ba rọi, 1 quả trứng, 1 con cua hoặc tôm tất cả đều được luộc chín. Ở miền nam người ta thường có thêm 1 con cá lóc nướng trui. 

Việc cúng cá lóc nướng trui là để tưởng nhớ ông bà từ ngày xa xưa khi đi khai hoang không ngại khó khăn, không ngại cá vảy hay cá con, chỉ cần đủ no bụng là được. 

Những lưu ý khi cúng Thần Tài

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật cúng Thần Tài và thắp hương đọc bài văn khấn xong bạn chỉ cần chờ hết tuần hương và xin hạ lễ xuống là đã hoàn tất lễ cúng. Tuy nhiên, có một số điều bạn cần phải lưu ý sau đây. 

  • Muối và gạo sau khi cúng phải được giữ lại trong nhà, đây được xem là lộc. 
  • Rượu và nước sau khi đã cúng xong thì phải đi tưới quanh nhà. 
  • Bánh kẹo sau khi đã cúng xong thì gửi lại một nửa cho gia đình còn lại một nửa đem đi phát lộc .
  • Nếu trong mâm lễ cúng có vàng thật về bạn nên giữ lại bên mình để lấy may. Tiền vàng mã thì mang ra trước cổng đốt để cầu Thần Tài phù hộ cho gia đình luôn được may mắn, sung túc, phát tài phát lộc.

Những việc cần làm khi thờ cúng Thần Tài

Mặc dù khi thờ cúng Thần Tài không cần phải sắm sửa lễ vật quá cầu kỳ nhưng Ông Địa và Thần Tài đều là các vị thần rất thích sự sạch sẽ. Vì thế dù cho bàn thờ được đặt ở sát đất thì khi thờ cúng cũng cần phải giữ sạch sẽ các khu vực xung quanh bàn thờ. 

lễ vật cúng thần tàiĐặc biệt phải lau dọn sạch sẽ bàn thờ vào ngày 14 và 30 để trước khi tiến hành cúng vào ngày 15 và mùng 1. Nên dùng rượu pha với nước sạch hoặc nước lá thơm, hoa thơm để tiến hành lau dọn bàn thờ. Khi lau dọn cần phải chú ý không được để xê dịch lư hương và các vật phẩm cúng khác.

Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa cũng phải được lựa chọn kỹ lưỡng, vật phẩm phải tươi ngon không được dùng các lễ vật đã ôi thiu, trầy xước. Nếu cúng những món lễ vật này sẽ không thể tỏ rõ được lòng thành của bạn.

Sau khi đã lựa chọn đầy đủ các lễ vật và dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ thì bạn cần phải bày biện sao cho đẹp mắt, gọn gàng. Tránh để cho trẻ em hay chó, mèo đến gần phá phách làm xê dịch, hư hỏng đồ cúng trên bàn thờ và phải chú ý khi đi lại để không va phải đồ lễ. 

Không chỉ vào những ngày cúng mà vào những ngày thường bàn thờ thần Tài lúc nào cũng phải được sạch sẽ gọn gàng và luôn có hương hoa, bánh trái. Nhất là đối với những cửa hàng kinh doanh buôn bán thì việc này cần phải chú ý nhiều hơn. 

Qua những chia sẻ từ bài viết trên chắc hẳn các bạn cũng đã biết lễ vật cúng Thần Tài cần phải chuẩn bị những gì. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về những thông tin liên quan thì hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.  

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *